Trang chủ Tin tức K-pop View MV có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện hiển nhiên hay...

View MV có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện hiển nhiên hay “bong bóng” thành tích bất công ở Kpop?

Anna

Là fan Kpop, bạn cũng không lạ với việc các công ty chủ quản tận dụng hết mức lợi thế có được khi chạy quảng cáo trên nền tảng Youtube cho “gà nhà”. Nhưng quảng cáo trả phí đã có những ảnh hưởng nào đến lượt xem của một MV?

 

Những năm gần đây, người hâm mộ và các công ty giải trí tại Hàn đã chi trả hàng nghìn USD để chạy quảng cáo cho các MV của nghệ sĩ trong một thời gian dài. Có vẻ như việc fan xem quảng cáo có trả phí là một chiến lược tốt để tăng cao độ nhận diện của idol đến với những người chưa từng biết đến họ, kèm theo đó còn góp phần gia tăng lượng người xem. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng phương thức này giống như “gian lận” con số khiến người ngoài hiểu sai về thành tích của nghệ sĩ và tạo nên môi trường cạnh tranh không công bằng đối với các nghệ sĩ trực thuộc label nhỏ. Bởi họ không có đủ khả năng để trả một khoảng kinh phí lớn cho việc chạy quảng cáo.

 

View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
YouTube từng thông báo rằng số lượng người xem trong vòng 24 giờ đầu sẽ không tính view từ quảng cáo.

Trước hết, hãy cùng xem qua việc chi trả cho quảng cáo đã ảnh hưởng lớn như thế nào đến lượt xem MV. Theo như tuyên bố chính thức được phát hành bởi đội ngũ YouTube, nền tảng này sẽ không tính số lượng lượt xem có được qua hình thức quảng cáo trả phí vào thành tích ghi nhận trong 24 giờ đầu lẫn các bảng xếp hạng âm nhạc riêng của YouTube Music từ năm 2019. Tuy nhiên, lượt xem đó vẫn sẽ được cộng vào con số hiển thị trên web và ứng dụng. Theo như YouTube, lượng người xem thông qua quảng cáo sẽ được tính là một view khi thời lượng xem dài hơn 30 giây.

 

Vậy thì những bảng xếp hạng âm nhạc của YouTube là gì, đặc biệt là BXH Top Music Videos và kỉ lục 24 giờ phát hành? Top Music Videos là một bảng xếp hạng diễn ra hàng tuần, phân định thứ hạng của các MV bằng lượng người xem trong khoảng thời gian từ 0 giờ tối thứ Sáu cho đến 11:59 giờ tối ngày thứ Năm tuần sau (giờ địa phương). Còn kỉ lục 24 giờ phát hành là những MV có lượt xem cao nhất trong vòng 24 giờ đầu tiên, kể từ khi video ra mắt. Dữ liệu được sử dụng để ghi nhận hoàn toàn khác hẳn so với số lượt xem hiển thị trên nền tảng. Cụ thể, đó phải là số liệu tự nhiên và không xuất phát từ nguồn trả phí như quảng cáo.

 

View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
MV “Mafia In The Morning” của ITZY đã thu thập được 32,2 triệu lượt xem tự nhiên trong vòng 7 ngày, nhưng số lượt xem hiển thị lại lên đến 68,6 triệu lượt.

Hai ví dụ gần đây nhất cho thấy việc bỏ tiền để góp phần làm cho MV có độ phủ sóng chính là sản phẩm “Mafia In The Morning” (ITZY) và “Hot Souce” (NCT Dream). Theo như dữ kiện hiện thị trên BXH Top Music Videos, MV “Mafia In The Morning” đã thu thập được 32,2 triệu lượt xem tự nhiên trong vòng 7 ngày nhưng số lượt xem hiển thị lại lên đến 68,6 triệu lượt. Điều này chứng tỏ các cô gái đã có thêm 53.1% lượng người xem tuần đầu thông qua quảng cáo. Còn ở trường hợp “Hot Souce” của NCT Dream, các chàng trai ghi nhận được 23,6 triệu lượt xem tự nhiên trong vòng 3 ngày 19 giờ trong khi trên trang chủ lại hiển thị con số 63.2 triệu lượt. Nếu tính toán thì số view có được từ quảng cáo là 39,6 triệu lượt, chênh lệch 62,7%.

 

View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
Ở trường hợp “Hot Souce” của NCT Dream, các chàng trai ghi nhận 39,6 triệu lượt view có từ quảng cáo, chênh lệch 62,7% so với tổng số.

Nhưng để mang về cho idol lượng view lớn thì đó lại là việc không hề dễ dàng đối với các công ty giải trí và fandom. Theo như Rolling Stone cho biết, một số label phải chi trả từ ​​20.000 đến 60.000 USD trong 24 giờ đầu tiên cho quảng cáo và lên đến 100.000 USD trong những trường hợp “chạy hết công suất”.

 

Nhưng không phải cứ đổ tiền là được vì mọi chuyện có vẻ như rất khó đoán vì kẻ nắm đằng cán lại là Youtube. Theo đó, lượt view có được từ quảng cáo của các nghệ sĩ đến từ cùng 1 công ty lại rất khác nhau. Cụ thể, thời gian NCT U và Kai (EXO) quảng bá cách nhau một tháng, nhưng lượt xem nhờ quảng cáo mà MV “Mmmh” có được trong 4 ngày 2 giờ đầu cũng chỉ rơi vào khoảng 2,9 triệu lượt chiếm 18,7% tổng số. Tuy nhiên, MV “’Make A Wish (Birthday Song)” của NCT U lại thu về 29,5 triệu lượt xem trong 3 ngày 19 giờ, chiếm đến 62,4% view tổng nhờ quảng cáo.

 

View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
Số liệu ghi nhận được về lượt view tự nhiên và có chạy quảng cáo của Kai (EXO) cho MV “Mmmh”.
View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
Số liệu về lượng người xem tự nhiên lẫn có chạy quảng cáo của NCT U.

Tuy nhiên, ở JYP Entertainment lại là một trường hợp khác. Khi phát hành MV “I CAN’T STOP ME”, TWICE thu được 21,6 triệu view từ quảng cáo, tương đương 37,2% tổng lượt xem hiển thị trong khoảng 3 ngày. Cũng trong thời gian tương tự chạy quảng cáo, GOT7 thu về 6,5 triệu lượt xem cho MV “Breath”, chiếm 34,9% tổng số. Tuy có sự chênh lệch cao khi tính số lượng, nhưng xét theo tỉ lệ cả hai nghệ sĩ đều có lượng view trả phí tương đương nhau.

 

View YouTube có được nhờ chạy quảng cáo: Chuyện bình thường hay "bong bóng" thành tích bất công bằng trong Kpop?
“Lovesick Girls” của Black Pink và “Dynamite” của BTS là hai MV được xem là không chạy quảng cáo.

Cuối cùng, số lượng view trên BXH Top Music Videos sẽ không chênh lệch nhiều so với con số hiển thị trên web hay ứng dụng YouTube nếu như công ty không chi trả tiền để quảng cáo MV. Đơn cử là “Lovesick Girls” của Black Pink và “Dynamite” của BTS.