Trang chủ Tin tức Cocktails âm nhạc Tình trạng các công ty âm nhạc vào thời điểm COVID-19 bùng...

Tình trạng các công ty âm nhạc vào thời điểm COVID-19 bùng phát: Không thể phát hành cổ phiếu, dự án trì hoãn vô thời hạn

Thảo

Warner Music Group đang chờ đợi để ra mắt công chúng trên sàn giao dịch chứng khoán, và Madison Square Garden Entertainment vốn dự định sẽ tách mảng giải trí ra thành một công ty riêng. Nhưng mọi chuyện đều đang bị tình hình nghiêm trọng của dịch COVID-19 trì hoãn.

 

Những lo ngại về coronavirus đã biến động thị trường chứng khoán và khiến các công ty âm nhạc tạm dừng kế hoạch của mình ở Phố Wall. Warner Music Group đã hoãn lại việc chào bán cổ phiếu công khai, trong khi Madison Square Garden Entertainment phải đối mặt với những khó khăn trong việc tách bộ phận giải trí ra khỏi bộ phận thể thao thành một công ty riêng.

 

Theo Marketwatch, trong hai tuần đầy rẫy những tin tức về sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 và tử vong trên toàn cầu, hiện có 70 công ty phải hoãn việc ra mắt sàn chứng khoán và 2 công ty đã phải hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu trong tuần này. Warner Music Group cũng là một trong số đó. Cần lưu ý rằng công ty âm nhạc là một loại doanh nghiệp không giống với những công ty khác, điều đó được phản ánh trong nhu cầu cổ phần. Cụ thể như việc phát hành cổ phiếu của Warner có thể không mấy hấp dẫn, nhưng việc tăng trưởng 10% hàng năm ở cả cho Warner và cho thị trường toàn cầu lại rất thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

 

Ngoài ra, doanh thu của Warner trong năm 2019 tăng 10% lên 5,73 tỷ đô-la với thu nhập ròng là 376 triệu đô-la. Doanh số bán nhạc của công ty này được ghi nhận phụ thuộc rất nhiều vào doanh số bán đĩa CD và album bản cứng. Trong khi đó, tiền bản quyền được thu từ các khoản đăng ký theo dõi có trả phí và phát trực tuyến hỗ trợ quảng cáo.

 

Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, các công ty âm nhạc cũng đang gặp nhiều khó khăn trên thị trường chứng khoán.

Một tuần rưỡi trước, thị trường chứng khoán vô cùng sôi động và một doanh nghiệp đang phát triển đã khơi dậy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với các hãng thu âm. Universal Music Group đã nắm bắt thời cơ và bán 10% cổ phần cho gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc là Tencent Holdings với giá 11 tỷ đô-la. Công ty mẹ của Universal Music Group là Vivendi cũng đang lên kế hoạch cho công ty ra mắt sàn chứng khoán vào năm 2023. Tương tự, công ty sở hữu của Warner Music Group – Access Industries và các cổ đông khác đã để mắt tới cơ hội rút đầu tư sau khi âm nhạc toàn cầu hồi phục từ doanh thu thấp kỷ lục năm 2015. Theo tạp chí Billboard ước tính, Warner có giá trị từ 15 tỷ đến 16 tỷ đô-la, cao hơn 365% so với mức 3,3 tỷ đô-la của Access Industries được định giá vào năm 2011.

 

Hipgnosis Songs Fund Limited – một công ty phân phối nhạc của Anh được niêm yết trên thị trường chứng khoán London – đã không thay đổi việc xem xét việc chào bán cổ phần khác của mình. Hipgnosis đã huy động được khoảng 800 triệu đô-la kể từ khi có mặt trên sàn giao dịch vào tháng 7/2018 và nhanh chóng có được tất cả các tác phẩm của các nhạc sĩ và nhà sản xuất như Jack Antonoff, Dave Stewart của nhóm The Eurythmics, Timbaland, The Chainsmokers,… Nếu thị trường hồi phục, một công ty phân phối nhạc có lợi nhuận dự kiến từ một nền công nghiệp đang phát triển sẽ không khó để kiếm thêm tiền.

 

Nếu không vì dịch COVID-19, nhiều công ty đầy triển vọng đã có cơ hội phát triển mạnh trong thời gian vừa qua.

Sự hỗn loạn của thị trường hiện tại cũng ảnh hưởng đến các dự án “spin-off” (một mô hình phát triển giống như startup), trong đó một công ty tách thành hai công ty riêng biệt. Công ty mới được hình thành sau khi tách lo lắng rằng các cổ đông sẽ bán ngay cổ phiếu mới của họ và khiến giá trị công ty giảm theo. Madison Square Garden Entertainment vốn có kế hoạch hoàn tất việc tách bộ phận giải trí từ bộ phận thể thao thành một công ty giải trí vào cuối tháng Ba, tạo ra một công ty thể thao thuần túy và một công ty chuyên biệt cho việc tổ chức concert và các sự kiện trực tiếp. Trong một thông cáo báo chí vào ngày 6/3, Madison Square Garden cho biết họ đang tiếp tục đạt được những bước tiến bộ quan trọng trong quá trình “spin-off” này, nhưng vẫn chưa thể ấn định ngày cụ thể.

 

Những ảnh hưởng nặng nề này sẽ còn kéo dài trong bao lâu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không có bằng chứng chính xác nào khẳng định được rằng COVID-19 sẽ được đẩy lùi hoàn toàn vào mùa hè tới. Trong khoản thời gian này, những dự án được lên kế hoạch từ trước của các công ty âm nhạc cũng như nhiều ngành công nghiệp khác đều phải chịu cảnh trì hoãn hay thậm chí là huỷ bỏ hoàn toàn. Trừ khi các công ty này nhanh chóng xây dựng cho mình những hướng đi khác chịu ít thiệt hại hơn, nền kinh tế thế giới sẽ còn phải tiếp tục chịu tổn thất và mất rất nhiều thời gian sau này để có thể khôi phục lại như ban đầu.